Chúng tôi đã tìm thấy 0 results. Xem kết quả
Tìm kiếm nâng cao
we found 0 results
Your search results

Hà Nội: Phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị Khu vực Hồ Tây và phụ cận (A6), tỷ lệ 1/2000

Posted by bdstayho24h on 14th Tháng mười 2019
| 0

HNP- UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4177/QĐ-UBND ngày 08/8/2014 về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị khu vực Hồ Tây và phụ cận (A6), tỷ lệ 1/2000 thuộc địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất

Theo Quy hoạch được duyệt, Phân khu đô thị Khu vực Hồ Tây và phụ cận nằm ở phía Bắc khu vực nội đô lịch sử, thuộc địa giới quận Tây Hồ, bao gồm các phường: Bưởi, Thụy Khuê, Yên Phụ, Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng.

Tổng diện tích đất quy hoạch gần 993 ha, quy mô dân số đến năm 2050 tối đa khoảng 58.000 người. Phân khu đô thị được chia thành 20 ô quy hoạch để kiểm soát phát triển, trong ô quy hoạch bao gồm các lô đất chức năng và đường giao thông cấp nội bộ. Đây sẽ là trung tâm văn hóa, lịch sử, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí của Thành phố, khu bảo tồn sinh thái đô thị kết hợp với xây dựng mới và cải tạo, chỉnh trang kiến trúc và hạ tầng đô thị.

Quy hoạch sử dụng đất các chức năng chính như sau:

– Đất công trình công cộng cấp đô thị: có tổng diện tích khoảng 63,2ha, chiếm 6,36% diện tích đất nghiên cứu, bao gồm các chức năng: Khách sạn, Dịch vụ, Thương mại, Tài chính, Y tế, Văn hóa, Hành chính quản lý đô thị và công trình công cộng hỗn hợp (không có chức năng ở).

– Đất công viên, cây xanh đô thị: có tổng diện tích 604,82ha chiếm 60,91% diện tích đất nghiên cứu, trong đó diện tích đất cây xanh TDTT khoảng 41,48ha, diện tích mặt nước khoảng 562,98ha. Khai thác tối đa các quỹ đất nông nghiệp, đất trống dành cho cây xanh để tôn tạo cảnh quan cho khu vực Hồ Tây. Đối với mặt nước Hồ Tây, ngoài khai thác các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí, tại các vị trí có điểm nhìn đẹp có thể bố trí đài phun nước phục vụ nhu cầu thăm quan, ngắm cảnh của khách du lịch.

– Diện tích đất giao thông cấp đô thị khoảng 23,12ha, chiếm 2,33% diện tích đất nghiên cứu.

– Đất trường THPT: có tổng diện tích khoảng 4,79ha, chiếm 0,48% diện tích đất nghiên cứu.

– Đất đơn vị ở có diện tích khoảng 228,61 ha, chiếm 23,02% tổng diện tích đất với chỉ tiêu 40,2 m2/người.

– Đất hỗn hợp có diện tích khoảng 12,59ha, chiếm 1,27% diện tích đất nghiên cứu, bao gồm nhiều chức năng: cơ quan, trụ sở, văn phòng, thương mại, dịch vụ, ở… Tỷ trọng sàn nhà ở chiếm tỷ lệ không quá 30% tổng diện tích sàn phần nổi công trình.

– Đất cơ quan, viện nghiên cứu, trường đào tạo: có tổng diện tích 2,05ha, chiếm 0,21% diện tích đất nghiên cứu.

– Đất công trình di tích, tôn giáo – tín ngưỡng: có tổng diện tích 12,21ha, bao gồm cả hành lang bảo vệ công trình di tích.

Các chỉ tiêu về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật đảm bảo phù hợp định hướng của Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được duyệt; tuân thủ các Quy chuẩn, Tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.

Về tổ chức không gian quy hoạch:

– Lấy Hồ Tây làm trung tâm để phát triển không gian đô thị.

– Cấu trúc không gian được tổ chức theo các dải, lớp tạo bởi các tuyến đường xung quanh Hồ Tây; đặc biệt có trục không gian bán đảo Quảng An kết nối Hồ Tây với không gian sông Hồng và thành Cổ Loa, xác định một số công trình tạo điểm nhấn kiến trúc có chiều cao theo hướng thấp dần về phía Hồ Tây.

– Không gian đô thị chủ yếu là công trình thấp tầng, mật độ xây dựng thấp, chỉ bố trí hạn chế một số công trình cao tầng tại các trục không gian và điểm nhấn được xác định theo quy hoạch và thiết kế đô thị.

– Tăng cường hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giao thông, cây xanh, hạ tầng xã hội trong các khu vực dân cư, làng xóm.

– Việc khai thác và sử dụng mặt nước Hồ Tây phải tuân thủ Quy định về quản lý Hồ Tây đã được UBND Thành phố ban hành tại Quyết định số 92/2009/QĐ-UBND ngày 19/8/2009.

– Quy hoạch này đã phân ra 3 vùng khống chế kiểm soát tầng cao và mật độ xây dựng.

Theo Quyết định số 4177/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội, các dự án được ưu tiên đầu tư trong khu vực quy hoạch này gồm: Hoàn thiện và bổ sung hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cảnh quan, cây xanh xung quanh Hồ Tây, cải tạo hệ thống giao thông trong các khu dân cư hiện có; Xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội đặc biệt là trường học, nhà trẻ…; Đầu tư bảo tồn, tôn tạo, cải tạo chỉnh trang hệ thống công viên cây xanh, các công trình văn hóa, di tích trong khu vực… Khuyến khích đầu tư xây dựng các công trình công cộng, dịch vụ du lịch có quy mô lớn đóng góp cho cảnh quan khu vực, nâng cao và phát huy giá trị của khu vực Hồ Tây.

Ghi chú: (Quyết định và Bản đồ do Sở Quy hoạch và Kiến trúc cung cấp).

Leave a Reply

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.

Compare Listings

0936 639 922